Skip to content

Những gì được đo lường là quan trọng: Đánh giá các hệ thống nông nghiệp – thực phẩm cho một hành tinh hữu hạn

Khung tổng hợp mới hướng nhằm tìm kiếm “một sân chơi công bằng” cho những cách tiếp cậntoàn diện

Các hệ thống lương thực là trọng tâm cho sự tồn tại của con người – và cũng là các tác nhân chính gây ra các thay đổi môi trường. Vì thế, không ngạc nhiên khi loài người khắp thế giới cố gắng đo lường, giám sát và đánh giá các hợp phần khác nhau của các hệ thống nông nghiệp – thực phẩm – thực phẩm, liệu chúng có đang hoạt động tốt và những điểm nào có thể cải thiện.

Tuy nhiên các hệ thống nông nghiệp – thực phẩm thường rất phức tạp để đo lường – và cho đến tận nay, phần lớn những số liệu đo lường đều chỉ giới hạn trong khía cạnh kinh tế. Các tác giả của Báo cáo kỹ thuật vừa xuất bản về Xây dựng đánh giá toàn diện hệ thống lương thực và nông nghiệp: Khung tổng hợp cho người dùng các chỉ số, đến từ Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế và Tổ chức Nông lâm Quốc tế (CIFOR-ICRAF) và Thống kê Phát triển Bền vững (Stats4SD), đã viết rằng “Người Babylon đã lưu trữ giá cả các hàng hóa nông nghiệp từ những năm 500 Trước Công nguyên, và những số liệu này đến nay vẫn đóng góp phần lớn của cơ sở dữ liệu quốc tế như FAOStat”. 

Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả là một phần của Chương trình Chuyển đổi Nông nghiệp Sinh thái hướng tới Các hệ thống nông nghiệp và lương thực có khả năng phục hồi và bao trùm (TRANSITIONS), nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi nông nghiệp sinh thái với hệ thống thông tin khí hậu ở quy mô đáng kể tại các  nước thu nhập thấp và trung bình. Một trong ba nhánh chính của TRANSITIONS là mảng Chỉ số, mà các kết quả sơ bộ về mảng này được trình bày trong Báo cáo kỹ thuật trên. Mục tiêu chung của báo cáo này là hỗ trợ việc xây dựng các khung đánh giá và các chỉ số cho việc đo lường toàn diện hoạt động của các hệ thống nông nghiệp – thực phẩm, trong đó đặt Nông nghiệp Sinh thái trong một sân chơi công bằng với các hướng tiếp cận phát triển nông nghiệp khác.

Những gì được đo lường là quan trọng. Báo cáo kỹ thuật trên chỉ ra “Các yếu tố hệ thống được đo lường sẽ được cải thiện qua thời gian nhờ các điều chỉnh về quản lý, trong khi những yếu tố không được đo lường sẽ thay đổi tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào những yếu tố thúc đẩy chúng và sự tương tác của chúng với các yếu tố được đo lường”. Do đó, trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu và nhà hoạt động đã chỉ ra rằng chúng ta cần phải đo lường thêm nhiều chỉ số, hơn là chỉ đo lường khía cạnh sản lượng và kinh tế của hệ thống nông nghiệp – thực phẩm”.

Việc rà soát so sánh các lợi ích tương đối của các cách tiếp cận toàn diện như nông nghiệp sinh thái, đối lập với các hình thức thâm canh truyền thống là đặc biệt cần thiết. Các tác giả chỉ ra rằng “Các hệ thống nông nghiệp sinh thái được xây dựng nhằm cung cấp các lợi ích môi trường và xã hội mà không chỉ gồm các lợi ích kinh tế, và để bền vững trong lâu dài”. “Chỉ đánh giá chúng trong khía cạnh sản xuất hoặc kinh tế ngắn hạn sẽ bỏ lỡ toàn bộ ý nghĩa của cách tiếp cận này. Tương tự, đánh giá các hệ thống thâm canh truyền thống mà không bao gồm các tác động dài hạn về xã hội và môi trường có thể dẫn đến tình trạng suy thoái ở các khía cạnh đó”.

Với sự cần thiết có một hệ thống đánh giá toàn diện hơn trở nên ngày càng rõ rệt, do đó gần đây đã có sự nở rộ của  các khung đánh giá  đa dạng và được thiết kế để đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy điều này là đáng khích lệ, tuy nhiên nhưng những người chuẩn bị đo lường có thể sẽ gặp khó khăn trong việc chọn hệ thống nào để sử dụng. Các tác giả cho rằng “Các mục tiêu xây dựng khung đánh giá toàn diện và sự gia tăng các công cụ và hệ thống đo lường thường khiến những người thực hiện có cảm giác rằng họ phải đo lường tất cả mọi thứ ở mọi nơi và tất cả trong một lần nhưng với thời gian và nguồn lực hữu hạn”.

Do đó, các tác giá đã đề xuất một “khung tổng hợp” (meta-framework) để hỗ trợ những người tìm kiếm dữ liệu về các hệ thống nông nghiệp – thực phẩm có thể thiết kế một đánh giá hiệu quả phù hợp với nhu cầu của họ. Khung này sử dụng bố ý tưởng tổ chức như sau:

  1. Đích Đến: Mục tiêu của việc cung cấp một đánh giá toàn diện hệ thống nông nghiệp – thực phẩm
  2. La Bàn: Các nguyên tắc thiết kế một đánh giá
  3. Cảnh Quan: Các đặc điểm và yếu tố của hệ thống đánh giá
  4. Đường hướng: Các bước xây dựng một hệ thống đánh giá

Cuối cùng, cách tiếp cận này sẽ hỗ trợ người dùng chỉ số trong việc tìm lối đi giữa nhiều phương pháp hiện có và chọn lựa được cái đáp ứng các nhu cầu của họ, và đồng thời, thiết lập một sân chơi công bằng cho các hệ thống nông nghiệp – thực phẩm bền vững.

Các tác giả của báo cáo kỹ thuật này là Christine Lamanna, Richard Coe, Mary Crossland, Lisa E. Fuchs, Carlos Barahona, Brian Chiputwa, Levi Orero, Beatrice Adoyo và Matthias Geck.


Lời cảm ơn

Chương trình TRANSITIONS được thực hiện bởi Tổ chức Đa dạng sinh học Quốc tế , CIFOR-ICRAFIRRIIWMI, Diễn đàn Đối tác Chuyển đổi Nông nghiệp sinh thái , và Đại học Vermont. Chương trình được tài trợ hào phóng bởi Liên minh Châu Âu (European Union) và được quản lý bởi IFAD

On this page

Share